Tụ bù tiết kiệm điện là thiết bị được sử dụng phổ biến trong mạng lưới điện sinh hoạt và sản xuất. Vậy tụ bù tiết kiệm là gì? Tại sao lại phải lắp đặt tụ? Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu chi tiết về tụ bù tiết kiệm điện trong bài viết dưới đây.
Tụ bù tiết kiệm điện là gì?
Tụ bù tiết kiệm điện là thiết bị được sử dụng với mục đích cải thiện chất lượng của điện áp, nâng cao chất lượng nguồn điện. Qua đó giúp giảm thiểu điện năng bị tiêu hao vô ích.
Cấu tạo của tụ bù tiết kiệm điện
Tụ bù tiết kiệm có được cấu tạo khá đơn giản. Bao gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện với nhau bằng các lớp giấy. Toàn bộ được cố định trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.
Cấu tạo của tụ bù tiết kiệm điện được phân theo hai loại là tụ bù khô và tụ bù dầu:
- Tụ bù khô: có bình tròn dài, thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ và tương đối tốt. Ưu điểm nhỏ gọn, dễ lắp đặt và thay thế, không chiếm quá nhiều diện tích trong tủ điện.
- Tụ bù dầu: bình hình chữ nhật, cạnh sườn có thể là hình tròn hoặc vuông. Có độ bền cao hơn tụ bù khô vì vậy chúng thường được dùng cho các hệ thống bù công suất lớn nhưng chất lượng điện kém.
Nguyên lý hoạt động của tụ bù tiết kiệm điện
Tụ bù tiết kiệm điện hoạt động theo nguyên lý nâng cao hệ số công suất giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Tụ bù có tác dụng bù công suất phản kháng, cũng như giảm hao tổn công suất và điện áp. Nhờ vậy mà nó giúp tiết kiệm điện khi sử dụng.
Phân loại các tụ bù thông dụng hiện nay
Ngoài phân loại theo cấu tạo, tụ bù hiện nay còn được phân theo điện áp là tụ bù 1 pha và tụ bù 3 pha.
Tụ bù tiết kiệm điện 1 pha
Cấu tạo gồm 2 vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách bằng lớp cách điện có tác dụng tích và phóng điện khi cần. Tụ 1 pha có các loại điện áp 230V, 250V và được sử dụng trong các hộ gia đình, doanh nghiệp có hệ thống điện công suất nhỏ.
Tụ bù tiết kiệm điện 3 pha
Là loại tụ điện công nghiệp chuyên dùng cho các mạng lưới điện công nghiệp 3 pha. Ngoài ra còn được sử dụng cho mạng lưới điện dân dụng 1 pha. Mỗi pha sẽ bù cho hệ thống điện 15KVA và tổng 3 pha sẽ là 45KVA, cao gấp 9 lần so với các loại tụ bù 1 pha dân dụng.
Có nên sử dụng tụ bù tiết kiệm điện không?
Có nên sử dụng tụ bù tiết kiệm điện hay không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, việc lắp đặt tụ bù tiết kiệm điện đem lại nhiều công dụng như sau.
- Sử dụng tụ bù điện giúp ổn định dòng điện, hạn chế tình trạng điện chập chờn, không ổn định gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày.
- Tụ bù tiết kiệm điện giúp bảo vệ các thiết bị điện tử. Trên thực tế, việc sử dụng nguồn điện chập chờn thiếu ổn định là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ các của các thiết bị điện. Vì thế, lắp đặt tụ bù là một giải pháp tốt để bảo vệ và gia tăng tuổi thọ của các thiết bị.
- Bên cạnh đó, lắp đặt tụ bù tiết kiệm làm giảm chi phí sử dụng điện. Vì tụ bù điện có chức năng giảm thiểu công suất điện năng vô ích. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí khi sử dụng điện của các hộ gia đình, đặc biệt là các đơn vị sản xuất. Do đó, sử dụng tụ sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguồn chi phí trong sinh hoạt và sản xuất.
Như vậy, có thể nói, lắp tụ bù tiết kiệm điện là điều cần thiết, bởi nó đem lại nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng.
>>> Xem thêm: Máy biến áp 3 pha là gì? Ký hiệu công dụng máy biến áp 3 pha
Một số loại tụ bù tiết kiệm điện thông dụng
Hiện nay thị trường có những loại Tụ bù thông dụng nhất là: Tụ bù hạ thế, Tụ bù trung thế và Tụ bù cao thế. Tụ bù Hạ thế bao gồm: Tụ bù Hạ thế 1 pha230V 5/10Kvar, Tụ bù Hạ thế 3 pha 440V 5/10/15/20/25/30/40/50Kvar, Tụ bù Hạ thế 3 pha 690v 30kVar.
Tụ bù Trung thế 1 pha/ 3 pha 50/100/200/300/400/500Kvar 7.2/8.66/12.7KV
Tụ bù Cao thế thường được chế tạo từ vài chục đến vài trăm KVAR ở điện áp từ 3-35-110Kv.
Các thương hiệu Tụ bù thông dụng thường gặp là Samwha, Epcos, Ducati, Sino, Shiziki, Schneider,…
Gợi ý một số mạch tụ bù tiết kiệm điện, cách lắp
Để có thể chọn được tụ bù tiết kiệm điện phù hợp bạn cần phải hiểu về cách đấu mạc tụ bù tiết kiệm điện và cách lắp đặt riêng cho từng trường hợp như hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ, doanh nghiệp lớn
Tham khảo một số mạch tụ bù tiết kiệm điện
Cách đấu tụ bù tiết kiệm điện 1 pha
Đấu trực tiếp 2 cực của tụ bù 1 pha vào lưới điện.
Cách đấu tụ bù tiết kiệm điện 3 pha
Trường hợp 1: điện áp pha cấp cho rờ le và tín hiệu dòng điện cùng 1 pha.
Trường hợp 2: Tín hiệu dòng điện lấy trên 1 pha và điện áp cấp cho rờ le lấy trên 2 pha còn lại.
Lắp tụ bù tiết kiệm điện cho gia đình
Thông thường, tổng công suất của mạng điện gia đình khoảng vài chục kW, không cần lọc sóng hài, có công suất phản kháng tương đối thấp. Khi đó, chỉ cần dùng phương pháp bù tĩnh đối với các nhu cầu cần bù công suất phản kháng thấp, tiết kiệm.
Nên sử dụng tủ tụ bù có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ và chi phí vật tư ở mức thấp nhất. Có thể dùng 1 tụ bù công suất nhỏ 2.5, 5, 10kVAr.
>>> Xem thêm: Tủ điện mdb là gì? Tìm hiểu về tủ điện mdb
Lắp tụ bù tiết kiệm điện cho các cơ sở kinh doanh lớn
Với các cơ sở kinh doanh lớn, sẽ có tổng công suất thiết bị lớn, thường có trạm biến áp, cần biện pháp lọc sóng nhằm bảo vệ tụ bù nên khi lắp đặt tụ bù cần chú ý dùng hệ thống tụ bù tự động chia nhiều cấp. Có thể lắp đặt cuộn kháng lọc sóng hài để bảo vệ tụ bù, hạn chế cháy nổ.
>>> Xem thêm: Máy biến áp tự ngẫu là gì? Cấu tạo và đặc điểm
Mua tụ bù tiết kiệm điện ở đâu?
Trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp vỏ tủ bù tiết kiệm điện và các thiết bị linh kiện liên quan. Trong đó, Cơ điện Delta là công ty chuyên cung cấp vỏ tủ bù tiết kiệm uy tín, đảm bảo an toàn, bền bỉ. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá vỏ tủ bù điện nhanh nhất.
>>> Tham khảo: Báo giá vỏ tủ điện công nghiệp giá rẻ nhất thị trường
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN DELTA HÀ NỘI
- Trụ Sở: Huyền Kỳ, Tổ dân phố số 7, P. Phú Lãm, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
- 0986.122.389
- kd.codiendelta@gmail.com
Follow us