Biến áp tự ngẫu được xem là thiết bị quan trọng, được sử dụng phổ biến trong điện lực. Vậy, biến áp tự ngẫu là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
>> Có thể bạn cần:
- Vỏ tủ điện trong nhà giá tốt, chất lượng cao
- Vỏ tủ điện ngoài trời kín nước, bền
- Tủ điện inox 304 chống ghỉ hoàn hảo
Biến áp tự ngẫu là gì?
Biến áp tự ngẫu là một máy biến áp điện chỉ có một cuộn dây. Nó hoạt động một mình và không có bất kỳ loại cơ cấu tự động nào. Bên trong nó, các phần của cùng một cuộn dây hoạt động như hai phía sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến áp tự ngẫu
Biến áp tự ngẫu có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như sau:
Cấu tạo
Cấu tạo biến áp tự ngẫu chỉ gồm các bộ phận chính là: cuộn dây, lõi và vỏ máy.
- Lõi: Lõi của máy biến áp được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau và thường được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt.
- Cuộn dây: thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm bên ngoài bọc cách điện.
- Vỏ máy: Thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong.
Nguyên lý máy biến áp tự ngẫu
Biến áp tự ngẫu hoạt động theo nguyên lý từ trường biến thiên. Cụ thể là, khi dòng điện xoay chiều có điện áp nhất định được đưa vào cuộn sơ cấp sẽ tạo ra từ trường biến thiên nằm giữa các lõi dây.
Lúc đó, từ trường tạo ra một sức điện động làm biến thiên hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp thành hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp. Điện áp của dòng điện xoay chiều dao động dựa vào sự chênh lệch giữa số vòng dây cuốn các cuộn sơ cấp và thứ cấp. Do đó, biến áp tự ngẫu có thể hoạt động tăng áp hoặc hạ áp tùy theo số vòng dây được cuốn.
Ưu nhược điểm của máy biến áp tự ngẫu
Ưu điểm:
Biến áp tự ngẫu có giá thành rẻ, được thiết kế rất nhỏ gọn và tiện lợi. Giúp tiết kiệm được chi phí vật liệu khi thiết kế.
So với máy biến áp có 2 cuộn dây thì máy biến áp này lại có hiệu năng cao hơn.
Nhược điểm:
Biến áp tự ngẫu có phần cao áp và trung áp liên hệ trực tiếp với điện. Nên khi bị sét đánh trúng, điện sẽ truyền từ cao áp đến trung áp và ngược lại. Từ đó, làm hỏng phần cách điện của máy biến áp.
Máy biến áp này không thể nối đất từng phía. Nó chỉ được sử dụng trong mạng điện có trung tính nối đất trực tiếp.
>> Mua vỏ tủ điện công nghiệp tại đây!
Phân loại máy biến áp tự ngẫu phổ biến
Phân loại theo điện áp, gồm có:
Biến áp tăng áp: Dùng để nâng điện áp nguồn cấp lên một mức cần thiết phục vụ cho hoạt động của các loại máy móc thiết bị điện.
Biến áp hạ áp: Được tạo ra nhằm mục đích giảm và điều chỉnh điện áp của nguồn cấp sao cho phù hợp với nơi tiêu thu điện.
Phân loại biến áp tự ngẫu theo pha, gồm có:
Máy biến áp tự ngẫu 1 pha: Dùng cho các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn ủi nhập khẩu,… có tiêu chuẩn điện áp đầu vào là 100-120V. Trong khi đó nguồn điện 1 pha sử dụng cho hộ gia đình tại Việt Nam có điện áp là 220V, vì vậy cần phải có thiết bị máy biến áp tự ngẫu 1 pha hạ áp nguồn điện để sử dụng cho các thiết bị điện nhập khẩu.
Máy biến áp tự ngẫu 3 pha: Dùng để đổi điện cho các thiết bị công nghiệp có điện áp sử dụng theo tiêu chuẩn của Nhật, Đài Loan, Mỹ,… và các nhu cầu đặc biệt khác.
>>> Xem thêm: Biến áp xung là gì? Cấu tạo, sơ đồ, thông số biến áp xung
Phân biệt máy biến áp cách ly và biến áp tự ngẫu
Cả máy biến áp cách ly và biến áp tự ngẫu đều có chức năng biến đổi điện áp ra từ mức này sang mức khác. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác nhau để phân biệt như sau:
Dựa vào ký hiệu trên máy
Ký hiệu máy biến áp tự ngẫu dễ nhận biết nhất đó là ký hiệu nguồn chung 0V. Nếu trên máy có ghi 1 nguồn 0V chung thì đó là biến áp tự ngẫu, nếu trên máy có chữ Isolating/Isolation thì đó là biến áp cách ly.
Dựa vào số lượng cuộn dây:
Nếu kiểm tra bên trong máy có 2 cuộn dây tách biệt nhau hoàn toàn thì đó chắc chắn là biến áp cách ly. Một cuộn dây là biến áp tự ngẫu.
Dựa vào đồng hồ đo:
Có thể dùng đồng hồ vạn năng đo thông mạch để kiểm tra. Nếu 2 đầu điện áp vào và ra thông mạch với nhau thì là biến áp tự ngẫu, nếu không thông mạch thì là biến áp cách ly.
Dựa vào kích thước:
Máy biến áp cách ly thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn so với máy biến áp tự ngẫu.
Một số loại máy biến áp tự ngẫu thông dụng
Biến áp 1500VA Lioa DN015 1P
Biến áp tự ngẫu 1500VA Lioa DN015 1P là hàng trong nước, được sản xuất dựa trên những tiêu chí của Nhật, Đài Loan, Mỹ. Mang đến độ bền vượt trội, sử dụng sự an toàn và chính xác. Sản phẩm phù hợp cho các thiết bị có công suất tối đa 1500W. Giá khoảng: 590.000 đồng.
Biến áp 2000VA Lioa DN020 1P
Biến áp tự ngẫu 2000VA Lioa DN020 1P có kích thước nhỏ, khối lượng nhẹ. Sử dụng tiết kiệm diện tích, dễ dàng di chuyển và mang theo khi cần. Thích hợp với những gia đình có dòng điện tương đối ổn định. Nó phù hợp với các thiết bị có công suất tối đa 2000W, có đèn led hiển thị báo tình trạng hoạt động. Giá khoảng: 780.000 đồng.
Biến áp 3000VA Robot AP15 UT1P3000
Biến áp tự ngẫu 3000VA Robot AP15 UT1P3000 sử dụng lõi mô tơ quấn dây nhôm cho khả năng vận hành ổn định và bền bỉ. Khi được cắm vào nguồn điện 220V biến áp sẽ chuyển nguồn điện áp 1 pha thành điện áp 100V – 120V để phù hợp với các thiết bị điện nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan. Giá khoảng: 1.980.000 đồng.
Biến áp 2000VA Robot AP15 RT1P2000
Biến áp tự ngẫu 2kVA Robot AP15 RT1P2000 1 pha cho phép sử dụng các thiết bị điện có công suất tối đa 2000VA. Máy có thiết kế rất đơn giản và chắc chắn gồm dây nguồn cắm vào điện 220V, 1 ổ cắm điện áp 100V và 1 ổ cắm điện áp 120V, lõi mô tơ dây nhôm giúp duy trì nguồn điện ổn định để thiết bị điện được bền hơn. Giá máy khoảng 1.250.000 đồng.
Trên đây là những thông tin về máy biến áp tự ngẫu là gì và các vấn đề liên quan. Hy vọng sẽ giúp bạn chọn được loại máy phù hợp.
>>> Xem thêm: Cấu tạo máy biến áp 1 pha trong thực tế
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN DELTA HÀ NỘI
- Trụ Sở: Huyền Kỳ, Tổ dân phố số 7, P. Phú Lãm, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
- 0986.122.389
- kd.codiendelta@gmail.com
Follow us