Tủ ATS là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? Chúng được ứng dụng vào thực tế như thế nào? Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu trong bài viết sau.
Tủ ATS là gì?
Tủ ATS là thiết bị dùng để chuyển tải nguồn tự động, từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính có sự cố như mất pha, ngược pha, mất nguồn,… Đây là thiết bị điện đảm bảo hệ thống điện được hoạt động liên tục, ổn định khi gặp các sự cố trên.
Cấu tạo của tủ điện ATS
Vỏ tủ điện ATS được cấu tạo từ các bộ phận chủ yếu như: khung vỏ tủ, thiết bị chuyển mạch tự động, bộ điều khiển tủ điện ATS, hệ thanh cái đồng phân phối điện.
- Vỏ tủ điện: Được làm từ thép mạ kẽm, bên ngoài được trang bị một lớp sơn tĩnh điện. Vỏ tủ điện có kích thước khác nhau tùy vào loại vỏ tủ điện trong nhà, vỏ tủ điện ngoài trời và theo yêu cầu của người dùng.
- Thiết bị chuyển mạch tự động: Được thiết kế có các chế độ chuyển mạch tự động hoặc bằng tay.
- Bộ điều khiển tủ điện ATS: Có chức năng điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.
- Hệ thanh cái đồng phân phối điện tủ điện ATS: Tùy theo dòng điện định mức của hệ thống mà được tính toán phù hợp.
Ngoài các bộ phận trên, tủ điện ATS còn được tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa. Và nút ấn, màn hình LCD, hệ thống đèn chỉ thị giúp người vận hành có thể linh hoạt được chế độ hoạt động.
Ứng dụng của tủ ATS trong cuộc sống
Tủ điện ATS là thiết bị được sử dụng phổ biến ở những nơi cần cung cấp nguồn điện liên tục như: khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, trung tâm thương mại, chung cư, sân bay, bến xe, cảng,…
Sơ đồ nguyên lý của tủ ATS
Tủ điện ATS gồm có hệ thống chuyển đổi nguồn điện và máy phát điện hoạt động với nhau. Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào thì tủ điện cũng luôn có thể tự động chuyển mạch điện tới vị trí cần nguồn điện.
Dưới đây là sơ đồ nguyên lý của tủ điện ATS:
Sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện
Với những phụ tải yêu cầu không bị mất điện hoặc không được mất điện quá lâu thì hệ thống tủ ATS là thiết bị đảm bảo phụ tải được kết nối với hai nguồn điện là điện lưới và máy phát điện theo nguyên lý như sau:
- Đầu tiên, tủ điện ATS sẽ truyền tín hiệu để nổ máy phát
- Sau đó, khi máy phát có điện và hoạt động ổn định tủ ATS sẽ chuyển nguồn phụ tải từ điện lưới sang điện máy phát.
- Khi điện lưới được cấp trở lại và hoạt động ổn định, tủ ATS sẽ truyền tín hiệu để dừng máy phát, sau đó chuyển nguồn phụ tải từ máy phát sang điện lưới.
Phân loại hệ thống tủ ATS thông dụng
Có thể phân loại tủ ATS như sau:
- Tủ điện ATS dùng cho chung cư, nhà máy sản xuất: Là loại tủ với 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn máy phát điện dự phòng.
- Tủ điện ATS dùng cho hệ thống điện công nghiệp lớn: Tủ điện ATS 2 nguồn điện lưới chính, 1 nguồn máy phát điện dự phòng. Hệ thống điện lưới luôn có hai nguồn độc lập luân phiên nhau để bảo trì.
- Tủ ATS gia đình: Tủ sử dụng bộ điều khiển contactor, có cơ cấu nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt.
- Hệ thống tủ điện ATS cũng có thể được phân loại theo công suất như: 100A, 200A, 250A, 400A dùng khởi động từ là chủ yếu.
- Hệ thống tủ ATS lớn khoảng 800A đến hàng ngàn Ampe thì sử dụng máy cắt khí, bền bỉ hơn.
>>> Xem thêm: Tụ bù công suất phản kháng là gì?
Hướng dẫn lựa chọn tủ điện ATS
Khi chọn tủ ATS, phải phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi đơn vị. Và cần dựa trên các yếu tố cơ bản như:
- Cần xác định được công suất của trạm biến áp
- Dựa theo công suất của máy phát điện, tính toán khu vực ưu tiên sử dụng điện.
- Dựa theo vị trí lắp đặt hệ thống.
- được kết nối với hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp. Tự động báo cáo thông tin theo lịch trình đã được thiết lập sẵn.
Để có thể chọn được mẫu vỏ tủ điện ATS phù hợp, bạn có thể liên hệ với Cơ Điện Delta để được tư vấn và hỗ trợ chọn tủ thích hợp. Bên cạnh đó chúng tôi sản xuất và cung cấp các loại vỏ tủ điện inox, tủ điện điều khiển, tủ điện phân phối kích thước lớn, tủ điện tụ bù hạ thế, tủ công tơ 3 pha,… Các loại thang cáp, máng cáp với kích thước khác nhau.
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN DELTA HÀ NỘI
- Trụ Sở: Huyền Kỳ, Tổ dân phố số 7, P. Phú Lãm, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
- Hotline: 0986.122.389
- Email: kd.codiendelta@gmail.com
Follow us