Thông số kỹ thuật của từng loại tủ điện công nghiệp

Cơ Điện Delta

Rất nhiều chủ thầu quan tâm đến tủ điện công nghiệp cho các công trình của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thông số kỹ thuật của từng loại tủ điện công nghiệp. Như chúng ta đã biết, tủ điện công nghiệp là nơi được dùng để chứa các thiết bị như thiết bị điện bao gồm các loại: Aptomat, cầu giao, biến thế, biến áp, khởi động từ, …ở các công trình nhà máy, xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất, nói chung nó được sử dụng trong các phân xưởng công nghiệp…

Đây chính là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào hiện nay. Từ các nhà máy điện cho đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các nơi tiêu thụ điện đều cần đến sự có mặt của tủ điện.

Bạn đã biết gì về tủ điện công nghiệp?

Điều chúng tôi muốn mọi người biết ở đây trước tiên là việc phân loại tủ điên ở Việt Nam hiện nay theo những tiêu chí nào. Sau đây sẽ là những tiêu chí để phân loại và cụ thể những loại đó:

  • Theo điện thế : Tủ điện cao thế, Tủ điện trung thế và Tủ điện hạ thế.
  • Theo chức năng, nhiệm vụ : Tủ điện phân phối, Tủ điện điều khiển, Tủ điện động lực…
  • Theo ứng dụng: Tủ điện dân dụng và tủ điện công nghiệp.

Liệu chúng ta đã phân biệt được như thế nào là tủ điện dân dụng, như thế nào là tủ điện công nghiệp hay chưa? Hãy cùng phân biệt ngay sau đây nhé.

vỏ tủ điện công nghiệp tại Hà Nội

Tủ điện công nghiệp là các tủ điện được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và phải đảm bảo các tiêu chí cao về độ bền bỉ, độ ổn định, liên tục và chính xác trong thời gian dài dưới các môi trường làm việc khác nhau (như ngoài trời, trong các xưởng sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp, thương mại,….). Tủ điện dân dụng thì được sử dụng trong các công trình dân dụng với điện thế thấp.

>> Xem thêm:

Tìm hiểu chi tiết về thông số kỹ thuật của từng loại tủ điện công nghiệp

  1. Tủ phân phối hạ thế:

  • Khung tủ đạt tiêu chuẩn: IP43 – IP55 được chế tạo từ thép tấm có lớp sơn tĩnh điện dày 2mm – 3mm.
  • Tiêu chuẩn: IEC 60439-1
  • Dòng điện định mức : 0,4kA – 50Hz
  • Dòng điện được sử dụng tối thiểu và tối đa : 100A – 6300A
  1. Tủ điện ATS:

   Sản phẩm được sử dụng đi kèm với máy phát điện. Nó sẽ tự động gửi tín hiệu đi khởi động máy phát khi hệ thống điện lưới gặp bất kì sự cố nào. Thời gian chuyển sẽ là từ 5-10s. Khi điện lưới phục hồi khoảng từ 10-30s, bộ ATS sẽ chuyển phụ tải sang nguồn lưới, đồng thời gởi tín hiệu đến máy phát điện để tắt máy. Sản phẩm được trang bị hệ thống đèn thông báo và chỉ thị.

    Có 2 chế độ điều khiển: auto hoặc manual.

  1. Tủ điện trung thế.

Các thông số kỹ thuật cần nắm

  • Dòng định mức: 200 -> 2500 A
  • Hiệu điện thế định mức : 7.2, 12, 24, 36 kV
  • Dòng đoản mạch: tối thiểu 20kA, tối đa 40kA
  • Tiêu chuẩn: IEC 60649 , IEC 62271, IEC 60265-1 , IEC 60255
  1. Tủ điện bù công suất phản kháng:

Tủ có 2 chế độ điều khiển: Automatic và Manual

Vỏ tủ được chế tạo theo tiêu chuẩn với tấm thép tĩnh điện, được gia công với cấp bảo vệ IP 43 – IP 55 để có khả năng chống nước và chống bụi.

  1. Tủ điện điều khiển chiếu sáng:

   Sản phẩm được dùng vào các hệ thống như: hệ thống đèn chiếu sáng cho công viên, các khu vực chiếu sang cho tòa nhà,…Tùy theo từng thời gian cụ thể mà người dùng chọn các chế độ làm việc khác nhau cho tủ như: tắt 1/3 số đèn, tắt 2/3 số đèn và tắt tất cả.

  1. Tủ điều khiển động cơ:

    Sản phẩm có thể được thiết kế với nhiều chế độ khở động khác nhau tùy vào nhu cầu khách hàng yêu cầu mà sẽ có thiết kế phù hợp. Sản phẩm vỏ tủ điều khiển giá rẻ, chất lượng chỉ có tại Cơ Điện Delta Trên đây là kiến thức về thông số kỹ thuật của từng loại vỏ tủ điện công nghiệp mà chúng tôi muốn đem đến cho quý khách hàng nhằm giúp cho những ai đang cân. Khi có nhu cầu về bất cứ sản phẩm vỏ tủ điện nào vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Hotline: 0986.122.389 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Follow us

Hỗ trợ Trực Tuyến