Rơ le hay được biết đến với tên gọi Relay, là thiết bị cần thiết bên trong cho các thiết bị sử dụng điện. Vậy rơ le là gì, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động ra sao? Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu trong bài viết sau.
Cha đẻ của Rơ Le điện
Joseph Henry (1797–1878) là nhà vật lý học người Mỹ. Ông là nhà khoa học đã phát hiện ra hiện tượng tự cảm vào năm 1832 và rờ le điện vào năm 1835. Ngoài ra, ông còn là người nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ, cái mà Michael Faraday cũng nghiên cứu và là người đầu tiên tìm ra quy luật của nó.
Sinh ra trong một gia đình khốn khó, bố mất sớm. Năm 14 tuổi Henry đã phải học việc tại một hiệu đồng hồ tại New York. Sau đó, ông trở thành giáo viên. Khi Faraday nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ, Henry cũng đã chú ý tới nó và gần như nghiên cứu đồng thời với nhà khoa học bên kia Đại Tây Dương.
Ông đã dành cả một kỳ nghỉ hè để thực hiện công việc ấy. Đáng tiếc là nhà vật lý người Mỹ công bố những kết quả nghiên cứu của mình một năm sau khi Faraday đã công bố trước và giành ưu tiên bản quyền phát minh.
Rơ le là gì?
Rơ le là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Chuyên dùng để đóng cắt những dòng điện lớn mà những hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp. Người ta sẽ sử dụng rơ le để đóng cắt dòng điện cao.
Thiết bị rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không. Bên cạnh đó, nó có rất nhiều hình dáng và kích thước và chân cắm khác nhau.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le
Cấu tạo của rơ le
Rơ le có cấu tạo từ các phần cơ bản như: nam châm điện, cần dẫn động và các ngõ vào ra.
Khi có dòng điện chạy qua ở cuộn dây nam châm điện, cơ năng làm đổi mạch lối ra từ ngõ đóng sang ngõ mở. Và các thanh đổi mạch có thể có lắp lẫy lò xo để quá trình đóng cắt diễn ra dứt khoát.
Nguyên lý hoạt động của các loại rơ le hiện nay
Khi có dòng điện chạy qua rơ le và chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy để làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.
Rơ le có 2 mạch độc lập nhau hoạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của rơ le: Nó điều khiển rơ le ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơ le hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.
Trên rơ le có 3 kí hiệu là: NO, NC và COM. Trong đó:
- COM: là chân chung, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối chung với chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của rơ le.
- NC: Nghĩa là bình thường nó đóng. Nghĩa là khi rơ le ở trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này.
- NO: Khi rơ le ở trạng thái ON (có dòng chạy qua cuộn dây) thì chân COM sẽ được nối với chân này.
Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở trạng thái OFF. Và khi rơ le ON thì dòng này bị ngắt. Ngược lại thì nối COM và NO.
>>> Xem thêm: Contactor khởi động từ là gì? Nguyên lý và cấu tạo chi tiết
Rơ le dùng để làm gì?
Rơ le được dùng để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận khác trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển. Không những vậy, rơ le còn được làm phần tử đầu ra và cách ly được điện áp giữa các phần chấp hành như: điện xoay chiều, điện áp lớn với phần điều khiển để truyền tín hiệu cho bộ phận phía sau.
Bên cạnh đó, Rơ le được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt bởi tính năng tự động hóa, giám sát các hệ thống an toàn. Hoặc được ứng dụng để ngắt điện cho máy móc đảm bảo độ an toàn.
Phân loại các loại rơ le hiện nay
Có nhiều loại rơ le với nguyên lý và chức năng làm việc rất khác nhau. Do vậy có nhiều cách để phân loại rơ le như sau:
Phân loại theo nguyên lí làm việc gồm các nhóm:
- Rơ le điện cơ (rơle điện từ, rơle từ điện, rơle điện từ phân cực, rơle cảm ứng…)
- Rơ le nhiệt
- Rơ le từ
- Rơ le điện từ – bán dẫn, vi mạch
- Rơ le số
Phân theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành:
- Rơ le có tiếp điểm: loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm
- Rơ le không tiếp điểm (rơle tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điện cảm, điện dung, điện trở…
>>> Xem thêm: Tủ điện db là gì? Báo giá tủ điện phân phối DB
Phân loại theo đặc tính tham số vào:
- Rơ le dòng điện
- Rơ le điện áp
- Rơ le công suất
- Rơ le tổng trở…
Phân loại theo cách mắc cơ cấu:
- Rơle sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ
- Rơle thứ cấp: loại này mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay biến dòng điện
Kinh nghiệm lựa chọn rơ le cho các thiết bị
Khi chọn rơ le, bạn cần phải quan tâm đến kích thước và kiểu chân để chọn một rơ le phù hợp với mạch điện của mình. Bên cạnh đó, cần chú ý đến điện áp điều khiển cuộn dây của rơ le. Có thể là 5V, 12V hoặc 24V. Mạch bạn thiết kế cung cấp điện áp nào thì chọn rơ le với điện áp phù hợp.
Ngoài ra, cần quan tâm đến điện trở của cuộn dây. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng cần cung cấp cho cuộn dây hoạt động. Ví dụ: Bạn chọn một rơ le có điện áp hoạt động là 12V, cuộn dây có điện trở là 400 Ohm thì dòng cần thiết cung cấp là 30mA. Hơn nữa, bạn cần tìm rơ le có số tiếp điểm đóng mở phù hợp.
>>> Xem thêm: Tủ điện PLC là gì? Nguyên lý và cấu tạo chi tiết
Như vậy, có thể thấy được chức năng của rơ le là làm chuyển tiếp mạch điện giúp làm đóng ngắt điện. Rơ le được sử dụng rất nhiều trong ngành điện tử như: tủ lạnh, vỏ tủ điện công nghiệp, tủ điều khiển hay các loại máy móc công nghiệp. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về rơ le là gì? Chức năng của rơ le như thế nào? Cũng như các thông tin khác về rơ le.
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN DELTA HÀ NỘI
- Trụ Sở: Huyền Kỳ, Tổ dân phố số 7, P. Phú Lãm, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
- 0986.122.389
- kd.codiendelta@gmail.com
Follow us