Contactor khởi động từ là gì? Nguyên lý và cấu tạo chi tiết

Contactor là gì

Contactor là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại khởi động từ như thế nào? Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Contactor khởi động từ là gì? Nguyên lý và cấu tạo chi tiết
Contactor khởi động từ là gì? Nguyên lý và cấu tạo chi tiết

Contactor là gì?

Contactor là khí cụ điện hạ áp. Nó có nhiệm vụ thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Trang bị contactor giúp người dùng có thể dễ dàng điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng… thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc có thể là điều khiển từ xa.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của contactor

Contactor có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như sau:

Cấu tạo contactor

Contactor bao gồm 3 bộ phận chính: Nam châm điện, hệ thống dập hồ quang và hệ thống tiếp điểm. Trong đó:

  • Nam châm điện: Gồm có các chi tiết như cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm;  Lõi sắt; Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.
  • Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch thì một số các tiếp điểm sẽ bị cháy và mòn dần. Chính vì vậy mà cần hệ thống dập hồ quang.
  • Hệ thống tiếp điểm: Có thể chia các tiếp điểm thành 3 loại như sau:
    • Tiếp điểm chính: Có khả năng cho những dòng điện lớn đi qua. Là loại tiếp điểm thường đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor ở trong tủ điện.
    • Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho những dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái đó là: Thường đóng và thường hở.
    • Tiếp điểm thường đóng: Là loại tiếp điểm khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ thì nó sẽ ở trạng thái đóng. Tiếp điểm này sẽ hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động.
Cấu tạo của contactor (khởi động từ)
Cấu tạo của contactor (khởi động từ)

Nguyên lý hoạt động của contactor (khởi động từ)

Nguyên lý hoạt động của contactor là khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng cách nhấn vào nút khởi động thì cuộn dây Contactor có điện hút lõi thép di động và mạch sẽ từ từ khép kín lại. Làm đóng các tiếp điểm chính để khởi động động cơ. Còn tiếp điểm phụ thường hở để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động.

Khi nhấn nút dừng, contactor sẽ bị ngắt điện. Dưới tác dụng của lò xo nén sẽ làm cho phần lõi di động trở về với vị trí ban đầu. Theo đó, các tiếp điểm hở sẽ trở về trạng thái thường hở. Động cơ lúc này sẽ dừng hoạt động. Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn dây khi có sự cố quá tải động cơ. Do đó mà cũng sẽ ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.

Các thông số của Contactor

Một số thông số cơ bản của Contactor như sau:

  • Dòng điện định mức: Là dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng mạch điện phụ tải.
  • Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của contactor.
  • Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. 
  • Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt, mà ở giá trị đó, contactor có thể tác động ngắt thành công khỏi mạch điện. 
  • Độ bền cơ: Là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Vượt quá số lần đóng ngắt đó, các tiếp điểm xem như bị hư hỏng.
  • Độ bền điện: Là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. 
Contactor là một thiết bị đóng vai trò không thể thiếu trong ngành điện công nghiệp
Contactor là một thiết bị đóng vai trò không thể thiếu trong ngành điện công nghiệp

Nhận biết, phân loại contactor thông dụng

  • Phân loại theo nguyên lý truyền động: Sẽ có Contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép và kiểu thuỷ lực. Thông thường trong tủ điện sẽ thường sử dụng Contactor kiểu điện từ.
  • Phân loại theo dạng dòng điện: Có Contactor một chiều và Contactor xoay chiều. Hay còn được gọi là Contactor 1 pha và contactor 3 pha.
  • Nếu phân loại theo kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh: Có kiểu hở, bảo vệ, chống bụi, nước nổ…
  • Nếu phân loại theo khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: Có loại không đảo chiều quay và đảo chiều quay.
  • Nếu phân loại theo số lượng và loại tiếp điểm: Sẽ có 2 dạng chính là thường hở và thường đóng.
  • Theo dòng điện định mức: Contactor 9A, 12A, 18A,…. 800A hoặc lớn hơn.
  • Theo số cực: Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Phổ biến nhất là contactor 3 pha.
  • Theo cấp điện áp: Contactor trung thế, contactor hạ thế.

>>> Tham khảo: Tủ điện mdb là gì? Tìm hiểu về tủ điện mdb

Ưu điểm của contactor trong mạch điện

  •       Tiếp điểm có độ bền và có khả năng chịu mài mòn cao.
  •       Khả năng đóng cắt rất cao.
  •       Thao tác đóng cắt vô cùng nhanh.
  •       Tiêu thụ công suất ở dạng ít nhất.
Thiết bị contactor mang lại nhiều ưu điểm cho người dùng
Thiết bị contactor mang lại nhiều ưu điểm cho người dùng

Contactor có tác dụng gì?

Tác dụng của contactor là để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để đảm bảo độ an toàn khi vận hành. Nó hỗ trợ đóng ngắt an toàn điện, bảo vệ hệ thống thiết bị điện khi hoạt động.

>>> Xem thêm: Tụ bù công suất phản kháng là gì?

Hướng dẫn chọn Contactor cho các mạch điện phổ biến

Tham khảo một số cách chọn contactor cho mạch điện phổ biến như sau:

Lựa chọn thiết bị contactor cho động cơ

Để lựa chọn Contactor phù hợp cho động cơ ta phải dựa vào những thông số cơ bản như Udm, P , Cosphi

Ví dụ cụ thể như sau:

Tải động cơ 3P, 380V, 3KW, tính toán dòng định mức theo công thức như sau:

Idm = P / (1.73 x 380 x 0.85) ở đây hệ số cosphi là 0.85. Ta tính được: Idm = 3000 / (1.73 x 380 x 0.85) = 5.4 A

Ict = (1.2 – 1.4) Idm.

Từ đó, ta có: Ict = 1.4 x 5.4 = 7.56A

Nên chọn Contactor có dòng lớn hơn dòng tính toán.

Chọn contactor phù hợp để đảm bảo an toàn
Chọn contactor phù hợp để đảm bảo an toàn

Lựa chọn thiết bị contactor cho tụ bù

Để lựa chọn Contactor phù hợp cho tụ bù ta phải dựa vào dòng điện định mức của tụ bù.

Ví dụ như: tụ 3 pha 415V 50kVAr có dòng định mức 69.6A.

Chọn contactor lớn hơn từ 1.2 lần dòng định mức của tụ = 6.9.6A x 1.2 = 83.52A.

>>> Xem thêm: Báo giá vỏ tủ điện công nghiệp giá rẻ THEO YÊU CẦU

Với những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết thêm về contactor là gì và các thông tin chi tiết khác, cũng như cách chọn contactor phù hợp.

LIÊN HỆ

  • CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN DELTA HÀ NỘI
  • Trụ Sở: Huyền Kỳ, tổ dân phố số 7,phường Phú Lãm,quận Hà Đông, Tp Hà Nội
  • HOTLINE: 0986.122.389 – 09677.468.55
  • Email:kd.codiendelta@gmail.com

 

Follow us

Hỗ trợ Trực Tuyến