MCB Là Gì? Ký Hiệu, Cấu Tạo Và Công Dụng Chi Tiết Nhất

MCB Là Gì?

MCB đã dần dần thay thế các cầu chì truyền thống được sử dụng để bảo vệ điện. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng MCB là thiết bị bảo vệ mạch điện áp thấp trong các ứng dụng dân dụng và công nghiệp. Vậy mcb là gì? Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu chi tiết sau đây nhé.

MCB là gì?

Tìm hiểu chi tiết MCB là gì
Tìm hiểu chi tiết MCB là gì

MCB viết tắt của Miniature Circuit Breaker, là thiết bị bảo vệ điện tự động ngắt mạch điện khi xảy ra sự cố về điện. Phổ biến nhất là quá tải hoặc ngắn mạch.  MCB còn được gọi là CB tép, cầu dao tự động,…

MCB có khả năng tự ngắt mạch nên cũng có thể được gọi là một công tắc điện tự động. MCB là bộ ngắt mạch có công suất/điện áp thấp nhất. 

Ký hiệu MCB trong mạch điện

Ký hiệu MCB trong mạch điện
Ký hiệu MCB trong mạch điện

Khi chọn một MCB, điều đầu tiên bạn cần làm là đọc tất các dữ liệu về thiết bị và thông tin kỹ thuật được in trên MCB. 

  • Dòng series sản phẩm: mã cụ thể của từng loại thiết bị. 
  • Dòng MCB – đường cong đặc tính: Hiện nay, các thiết bị đóng cắt sẽ có ba đường cong đặc tính gồm: Đường cong BC & D. B: định mức ngắn mạch nằm trong khoảng 3-5 lần dòng định mức tiêu chuẩn. Đường cong C: định mức ngắn mạch của thiết bị nằm trong khoảng từ 5-10 lần. Đường cong D: từ 10-20 lần. 
  • Điện áp hoạt động : Nếu là mạch điện ba pha thì điện áp hoạt động phổ biến là 400V hoặc 415 V.
  • Công suất ngắt mạch MCB : Công suất ngắt MCB được viết dưới dạng số. Ví dụ: 10000 có nghĩa là 10000A = 10kA. 
  • Lớp năng lượng: MCB hoạt động dựa trên tính năng giới hạn hiện tại. 
  • Báo trạng thái: Khi MCB hoạt động, hiển thị báo BẬT. 
  • Biểu tượng hoạt động
  • Thông tin liên quan bổ sung: như điện áp xung, đánh dấu ISI… 
  • Danh mục số tài liệu (catalog No): Thông tin cung cấp tổng thể trên trang web sản xuất như thông số kỹ thuật MCB, Datasheet ect..

Xem thêm: MCB 2P là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 

Cấu tạo và thông số MCB:

Cấu tạo chi tiết của MCB
Cấu tạo chi tiết của MCB

MCB gồm 5 bộ phận chính là: 

  • Tiếp điểm: MCB thường có cấu tạo 3 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, hồ quang) hoặc 2 cặp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang)
  • Cơ cấu truyền động đóng – cắt MCB: Thông thường sẽ có 2 cách truyền động đóng – cắt MCB, đó là: bằng tay và bằng cơ điện. Với các MCB có dòng điện định mức không lớn thì thường sẽ là bằng tay. Hoặc bằng cơ điện với MCB có dòng điện lớn hơn.
  • Móc bảo vệ: Có 2 loại phổ biến là: móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt. Bộ phận này giúp bảo vệ thiết bị điện khỏi quá tải và ngắn mạch.
  • Hộp dập hồ quang: Có 2 kiểu phổ biến là: hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB, có lỗ thoát khí. Kiểu hở được dùng với điện áp lớn 1000V.
  • Vỏ: Lớp vỏ được làm bằng nhựa nhằm bảo vệ và cố định các bộ phận bên trong.

Xem thêm: MCB 4p là gì? Giá bao nhiêu

Các thông số cơ bản của MCB:

  • Dòng định mức (A): Ký hiệu cho dòng điện tiêu chuẩn nhà sản xuất quy định cho MCB (tối đa 125A).
  • Dòng ngắn mạch (kA): tối đa là 25kA
  • Icu (Ultimate breaking capacity- kA): là dòng điện ngắn mạch tối đa chịu đựng được nếu có sự cố.
  • Ics (Service breaking capacity (%Icu)): là dòng ngắn mạch thực tế. Biểu hiện khả năng chịu được dòng ngắn thực tế khi xảy ra sự cố.
  • Thông thường Ics= 75% Icu, sẽ có loại là 100%. Điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất.

Xem thêm: MCB 1P là gì? Cách lựa chọn MCB cho gia đình

Nguyên lý hoạt động và tính năng của MCB

Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động và tính năng của MCB chi tiết ngay sau đây.

Nguyên lý hoạt động của MCB

Nguyên lý hoạt động của MCB
Nguyên lý hoạt động của MCB

MCB là thiết bị điện với hai chức năng là:

  • Bảo vệ lỗi quá tải dòng điện

Trong MCB, có hai thanh kim loại để dòng điện chạy qua. Khi ở trạng thái bình thường, chúng giữ tiếp điểm đóng lại. Khi có sự cố quá dòng, hai thanh kim loại bị đốt nóng, làm biến dạng, ngắt mạch điện, ngắt tải khỏi dòng điện chính.

  • Bảo vệ lỗi ngắn mạch

MCB có một cuộn dây điện từ. Lúc trạng thái bình thường, cuộn dây điện từ được cung cấp năng lượng, nhưng không ảnh hưởng tới CB tép.

Khi có sự cố ngắn mạch, tổng trở mạch giảm xuống, dòng điện trong mạch tăng cao đột ngột khiến điện áp sụt giảm. Lúc này, cuộn dây điện từ sẽ làm đứt các tiếp điểm. 

Trong gặp sự cố quá dòng, CB tép cần 1 lúc mới có thể ngắt mạch. Nhưng gặp sự cố ngắn mạch, MCB ngay lập tức ngắt mạch khi cuộn dây được cấp điện nhanh chóng.

Xem thêm: Aptomat là gì? Các loại aptomat phổ biến

Tính năng của MCB trong mạch điện

MCB có một số tính năng nổi bật như sau:

  • MCB có thể tự động ngắt mạch khi xảy ra sự cố quá dòng/ngắn mạch.
  • Dễ dàng khi sử dụng, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
  • Sau khi loại bỏ lỗi, MCB có thể bật lại mà không cần sửa chữa/thay thế như cầu chì.
  • MCB nhỏ gọn, dễ lắp đặt, kết nối và nhạy hơn cầu chì

Xem thêm: Rcb là gì? Phân biệt RCB, MCB, MCCB, RCBO, ELCB

Có những loại MCB nào?

MCB có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo, hình dạng, kích thước, dòng ngắn mạch, số pha…mà mọi người sẽ có các cách phân chia khác nhau. Sau đây là một số loại MCB phổ biến:

  • MCB 1p (hay MCB tép 1p): là thiết bị dùng để đóng/cắt bảo vệ 1 dây pha trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha. Mục đích là bảo vệ pha nóng (hay L) trong các tủ điện; bảo vệ line cho chiếu sáng hoặc ổ cắm…
  • MCB 2p (hay MCB 2 pha hoặc 1pha – 2 cực): là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây (pha – trung tính) trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha. Dùng để bảo vệ dây pha (nóng hay L) và dây trung tính (lạnh hay N).
MCB 2p là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây
MCB 2p là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây
  • MCB 3p (hay MCB 3 pha): là thiết bị đóng/cắt bảo vệ 3 dây pha trong mạch điện. Loại này thường được sử dụng trong lưới điện 3 pha dùng để bảo vệ 3 dây pha (L1, L2, L3).
  • MCB 4p (hay MCB 3 pha – 4 cực): là thiết bị đóng/cắt bảo vệ 4 dây ( 3 dây pha – trung tính) trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 3 pha nhằm bảo vệ 3 dây pha ( L1, L2, L3 ) và dây trung tính ( lạnh hay N ).
MCB 4p
MCB 4p là thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay

Nếu bạn cần tìm một thiết bị uy tín, tham khảo bài viết TOP 12 thương hiệu thiết bị đóng cắt nên mua nhất 

MCCB và MCB khác nhau như thế nào?

Sau đây là bảng so sánh chi tiết điểm khác nhau giữa MCB và MCCB:

Nội dungMCBMCCB
Định nghĩaMCB – Bộ ngắt mạch thu nhỏ.MCCB – Bộ ngắt mạch khối.
Công suất dòng điệnMCB có khả năng mang dòng điện thấp (khoảng 63A).MCCB mang dòng cao hơn MCB, có công suất trong dải 100A – 1kA.
Chuyển mạchChuyển mạch xảy ra trong một số điều kiện nhất định.Chuyển mạch xảy ra khi có các điều kiện thay đổi.
Dòng cắtLên đến 10kA.Dòng cắt từ 10k -100kA.
Kích thướcNhỏLớn hơn
Giá thànhRẻĐắt hơn
Tiếp điểm phụKhông cóCó. 
Ứng dụngĐược sử dụng cho các ứng dụng mang dòng điện nhỏ cho mục đích dân dụng.Được sử dụng cho các ứng dụng mang dòng điện lớn cho các công trình thương mại hoặc công nghiệp.
Tính năngĐược sử dụng cho các điều kiện quá nhiệt  – ngắn mạch – quá tải.Được sử dụng cho các điều kiện dòng điện ngắn mạch, bảo vệ sự cố chạm đất, điều kiện quá tải, bảo vệ tần số,…

Xem thêm: MCB 3p là gì? Dùng trong trường hợp nào?

Công dụng của MCB trong cuộc sống

Công dụng của MCB trong cuộc sống
Công dụng của MCB trong cuộc sống

MCB là thiết bị đóng cắt bảo vệ loại nhỏ có dòng định mức thấp nên thường được ứng dụng trong mạng điện dân dụng. Ngoài ra, MCB thường được sử dụng để bảo vệ cho các line chiếu sáng, ổ cắm… trong các tủ điện phân phối công nghiệp.

Ngoài ra, những dòng MCB có dòng định mức lớn được sử dụng như những MCB tổng hoặc MCB bảo vệ tải 3 pha công suất vừa và nhỏ.

Xem thêm: Báo giá vỏ tủ điện 2023 MỚI NHẤT

Hiện nay, MCB ngày càng được sử dụng rất phổ biến ở các công trình công nghiệp và dân dụng. MCB được lắp đặt ở các hộ gia đình, các công trình lớn nhằm bảo vệ an toàn cho người sử dụng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn MCB là gì cũng như vai trò của nó trong hệ thống điện.

Follow us

Hỗ trợ Trực Tuyến