Aptomat là gì? Các loại aptomat phổ biến

Aptomat là gì

Aptomat là gì? Aptomat là thiết bị dùng để làm gì? Cấu tạo ra sao và có những loại aptomat nào? Nội dung thông tin Delta Hà Nội chia sẻ hôm nay giúp bạn hiểu rõ hơn về một loại thiết bị rất quen thuộc trong ngành cơ điện.

Có thể bạn quan tâm:

Aptomat là gì?

Aptomat là gì

Aptomat hay còn có tên gọi khác là hay còn gọi là cầu dao tự động

Aptomat là một loại thiết đóng cắt hệ thống điện tự động, chống rò rỉ, cháy nổ khi xảy ra tình trạng quá tải hoặc ngắn mạch.

  • Aptomat tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh Aptomat là Circuit Bkeaker (viết tắt CB).
  • Aptomat tiếng Trung là gì? Tên tiếng Trung aptomat là: 适配子 (Shì pèi zǐ)

Cấu tạo của aptomat

Aptomat là gì

Sơ đồ cấu tạo đầy đủ của aptomat

Cấu tạo của một aptomat gồm có nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận lại đảm nhận những nhiệm vụ riêng. Hãy cùng xem đó là các bộ phận nào và nguyên lý hoạt động của aptomat ra sao?

Cấu tạo aptomat là gì?

Một aptomat có các bộ phận chính là:

  • Buồng dập quang

Là bộ phận ngắt toàn bộ hệ thống điện khi đang làm việc được thiết kế theo kiểu nửa kín hoặc hở. Buồng dập quang nửa kín sử dụng cho dòng điện <= 50KA. Ngược lại buồng dập quang hở dùng cho điện áp >1000V hoặc dòng điện >50KA.

  • Tiếp điểm

Trong đó gồm có tiếp điểm cố định và tiếp điểm di động đều bảo vệ hệ thống dẫn điện không bị cháy. Nguyên lý hoạt động của tiếp điểm như sau:

+ Đóng mạch: tiếp điểm buồng dập quang- tiếp điểm phụ- tiếp điểm chính

+ Cắt mạch: tiếp điểm chính- tiếp điểm phụ- tiếp điểm của buồng dập quang

  • Truyền động cắt

Là bộ phận ngắt hoạt động hệ thống lưới điện tự động (cơ điện, khí nén, bảng từ) hoặc bằng cách thủ công.

  • Móc bảo vệ

Khi lưới điện hoạt động quá tải móc bảo vệ của aptomat sẽ hoạt động truyền tín hiệu ngắt mạch. Móc bảo vệ có thể là rơ le điện từ hoặc rơ le nhiệt.

Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như: lò xo, nút gạt bật tắt, rơ le nhiệt, lẫy cài aptomat, lỗ dây điện đầu ra….

Thông số kỹ thuật của aptomat

Thông số kỹ thuật quan trọng một aptomat như sau:

STTTên thông sốÝ nghĩa của các thông số kỹ thuật
1InDòng điện định mức
2IrDòng điều chỉnh trong phạm vi cho phép
3UeĐiện áp định mức
4AFDòng điện khung
5ATDòng điện tác động
6IcuDòng cắt mạch
7IcwKhả năng chịu dòng ngắn mạch trong thời gian nhất định
8IcsKhả năng ngắt khi thiết bị bị sự cố
9Characteritic cuverĐường cong đặc tính bảo vệ aptomat
10Mechanical/electrical enduraceGiới hạn cho phép số lần đóng cắt điện/cơ khi

 

Nguyên lý hoạt động của aptomat

Aptomat hoạt động ở 2 trạng thái đóng và mở. Khi aptomat đang mở (trạng thái bình thường) cho phép dòng điện hoạt động. Ngược lại khi aptomat được đóng lại có nghĩa là ngắt mạch điện tự động, bảo vệ thiết bị, lưới điện khi xảy ra quá tải và tính mạng khi bạn cần sửa chữa.

Phân loại các loại aptomat phổ biến

Aptomat là gì

Aptomat tép và aptomat mccb

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại aptomat bởi có nhiều cách phân loại aptomat khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại và các loại aptomat thường thấy:

Phân loại aptomat theo cấu tạo

Căn cứ vào cấu tạo thì aptomat có 2 loại chính là: aptomat tép và aptomat khối. Đặc điểm của từng loại aptomat này như sau:

  • Aptomat tép là gì?

Aptomat tép là một loại cầu dao dùng bảo vệ cho dòng điện thấp <=100A hoặc dòng công suất nhỏ. Aptomat tép được sản xuất từ loại vật liệu chính là nhựa ABS, tiêu chuẩn IEC947.

  • Aptomat mccb là gì?

Đây là một loại aptomat dạng khối có đặc tính cách điện, cách nhiệt tốt và độ bền cao do thành phần chất liệu chính là nhựa phenolic. Aptomat mccb thường sử dụng cho hệ thống lưới điện công nghiệp nên giá thành cao hơn so với aptomat tép.

Phân loại aptomat theo chức năng

Phân loại theo chức năng của aptomat có: aptomat loại thường và loại chống rò. Aptomat loại thường và chống rò là gì? Trong trường hợp nào thì dùng tới những loại aptomat này?

  • Aptomat loại thường

Là loại aptomat chỉ có chức năng chính và duy nhất là bảo vệ thiết bị và dòng điện khi mạch ngắn hoặc quá tải. Ví dụ như: aptomat mccb hay aptomat mcb…

  • Aptomat rcbo là gì?

Aptomat rcbo là một loại aptomat chống rò và bảo vệ dạng tép. Aptomat chống rò còn có thêm một số loại như: rccb, elcb….

Phân loại aptomat theo pha và cực

Có 3 loại aptomat khi được phân loại theo pha đó là:

  • Aptomat 1 pha 2 cực là gì?

Aptomat 1 pha 2 cực hay aptomat 2 pha là thiết bị cầu dao bảo vệ lưới điện 1 pha, 2 dây (dây nóng và dây lạnh).

  • Aptomat 1 cực là gì?

Mạng lưới điện của hộ gia đình sử dụng tới aptomat 1 cực bảo vệ các thiết bị điện. Aptomat 1 cực được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60898 có đặc tính cách điện, chịu nhiệt cao.

  • Aptomat 3 pha 4 cực là gì?

Aptomat 3 pha 4 cực hay aptomat 4 cực dùng trong hệ thống lưới điện 3 pha có nhiệm vụ bảo vệ 4 dây (3 dây pha và 1 dây trung tính).

Phân loại aptomat theo dòng điều chỉnh

Aptomat là gì

Đây là một Aptomat c40 của thương hiệu Panasonic

Một cách phân loại aptomat khác đó là căn cứ vào dòng điều chỉnh. Trong đó, có các loại aptomat sau:

  • Aptomat c40 là gì?

Là một thiết bị aptomat có dòng định mức tối đa đạt 40A và dòng cắt ngắn mạch là 4.5kA.

  • Aptomat c32 là gì?

Tương tự như aptomat c40, aptomta c32 là thiết bị có dòng định mức 32A và là dòng tải 1 pha.

  • Aptomat c63 là gì?

Aptomat c63 có thể là loại aptomat c63 đơn hoặc aptomat c63 đôi dùng cho dòng điện 1 pha.

  • Aptomat c16 là gì?

Aptomat c16 có dòng định mức tối đa 16A và thường được lắp đặt bảo vệ hệ thống lưới điện 3 pha.

  • Aptomat c20 là gì?

Là aptomat dòng điện định mức 20A và số cực 2 pha tự động ngắt điện khi xảy ra sự cố điện.

  • Aptomat c25

Là aptomat có dòng định mức 25A, 2 cực dùng bảo vệ thiết bị điện dân dụng hoặc mạng lưới điện trong các tòa nhà.

Thông tin chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ hơn về aptomat là gì? Cơ Điện Delta là xưởng sản xuất và cung cấp các loại Cơ Điện Delta tiêu chuẩn chất lượng cao. Nếu bạn có nhu cầu nhận báo giá vỏ tủ điện thì hãy liên hệ cho Cơ Điện Delta để nhận tư vấn và mức giá ưu đãi nhất.

Xem thêm: Aptomat chống giật là gì? Có nên dùng aptomat chống giật

Follow us

Hỗ trợ Trực Tuyến