Công Tắc Hành Trình Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý, Ký Hiệu

Công Tắc Hành Trình Là Gì?

Công tắc hành trình là một thành phần quan trọng trong tự động hóa và điều khiển hệ thống. Nhờ tính linh hoạt, công tắc được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài viết dưới đây, Cơ Điện Delta sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về công tắc hành trình là gì cũng như cấu tạo, ứng dụng của nó trong cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình được sử dụng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động trong hệ thống. Nó có cấu tạo tương tự như một công tắc điện bình thường, nhưng có thêm cần để đổi trạng thái tiếp điểm bên trong khi có tác động từ các bộ phận chuyển động.

Tìm hiểu công tắc hành trình là gì
Tìm hiểu công tắc hành trình là gì

Công tắc hành trình thường không duy trì trạng thái, tức là khi không còn tác động nữa, nó sẽ tự động trở về vị trí ban đầu. Trong mạng điện hạ áp, công tắc hành trình cũng được sử dụng như một thiết bị đóng cắt mạch điện.

Tuy nhiên, công tắc hành trình hoạt động dựa trên va chạm của các bộ phận cơ khí, trong khi công tắc thông thường cần được nhấn để hoạt động. Khi các bộ phận chuyển động va chạm, công tắc hành trình sẽ tạo ra tín hiệu điện để đóng cắt mạch điện theo yêu cầu.

Cấu tạo công tắc hành trình

Cấu tạo công tắc hành trình
Cấu tạo công tắc hành trình

Cấu tạo của công tắc hành trình là:

  • Bộ phận nhận truyền động: Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa chúng và các loại công tắc khác. Nó được gắn trên đầu của công tắc để nhận tác động từ các bộ phận chuyển động và kích hoạt công tắc.
  • Thân công tắc: bao gồm các linh kiện bên trong với lớp vỏ bằng nhựa giúp bảo vệ các mạch điện khỏi các tác động vật lý.
  • Chân kết nối: Nó có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.

Ký hiệu công tắc hành trình trong mạch điện

Cũng tương tự như những công tắc bình thường khác, mời bạn theo dõi hình minh họa sau để biết rõ hơn công tắc giới hạn hành trình được ký hiệu như thế nào.

Ký hiệu công tắc hành trình trong mạch điện
Ký hiệu công tắc hành trình trong mạch điện

Sơ đồ mạch điện công tắc hành trình chi tiết

Tuỳ vào loại công tắc 2 chân hay 3 chân và khu vực đấu thì việc đấu nối các loại công tắc hành trình vào một mạch điện cụ thể nó hoàn toàn không giống nhau. Sau đây là sơ đồ đấu nối mạch điện con công tắc hành trình 2 tiếp điểm NO/NC nguồn cấp 12V thắp sáng 2 bóng đèn:

Sơ đồ mạch điện công tắc hành trình chi tiết
Sơ đồ mạch điện công tắc hành trình chi tiết

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình
Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Nguyên lý hoạt động khá đơn giản, dựa trên việc chuyển đổi chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện.

Công tắc hành trình sẽ có 1 bộ điều khiển và Reley. Reley có vai trò chuyển thông tin về bộ điều khiển. Sau đó, tín hiệu đóng ngắt mạch điện sẽ tự động phản hồi lại.

Cấu tạo gồm có: Cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO). 

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình là:

Trạng thái bình thường (không có lực tác động lên cần): Ttiếp điểm giữa chân COM và chân NC được đóng (nối mạch điện). Đồng thời, tiếp điểm giữa chân COM và chân NO được ngắt (hở mạch điện).

Khi có lực tác động lên cần tác động (ví dụ như chạm vào đối tượng, va đập, hoặc chuyển động của thiết bị), cần tác động sẽ thay đổi vị trí, dẫn đến thay đổi trạng thái của các tiếp điểm.

Lực tác động lên cần khiến tiếp điểm giữa chân COM và chân NC chuyển sang trạng thái ngắt mạch điện. Đồng thời, tiếp điểm giữa chân COM và chân NO chuyển sang trạng thái đóng.

Khi có sự thay đổi trạng thái của tiếp điểm, tín hiệu điện tương ứng sẽ truyền tới bộ điều khiển hoặc relay. Nó thực hiện chức năng điều khiển, giám sát hoặc bảo vệ trong hệ thống.

Các loại công tắc hành trình phổ biến

Các loại công tắc hành trình phổ biến
Các loại công tắc hành trình phổ biến

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại công tắc hành trình. Thông thường sẽ có 4 loại công tắc phổ biến như sau:

  • Dạng râu: Cần tác động dạng tay cầm hoặc thanh rút ra vào.
  • Dạng con lăn: Cần tác động dạng con lăn, giúp dễ dàng di chuyển trên bề mặt.
  • Dạng đòn bẩy: Cần tác động dạng đòn bẩy, giúp tác động từ xa. Thường được sử dụng để yêu cầu tác động từ xa hoặc khi cần đạt đến các vị trí cụ thể.
  • Dạng pít tông: Có một cần tác động dạng trụ, thường được gọi là pít tông. Thường được sử dụng trong máy ép, máy phay, máy tiện,…

Các loại công tắc hành trình này đều có tính linh hoạt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và bảo vệ các quy trình công nghiệp và hệ thống. Ngoài việc sử dụng công tắc, hiện nay các công trình nên có tủ điện chất lượng, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong nhà, công ty,…

Xem thêm: Công tắc hành trình tiếng anh là gì?

Công dụng công tắc hành trình trong hệ thống

Công tắc hành trình có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Dưới đây là những công dụng phổ biến nhất của loại công tắc này:

Cửa cuốn:

Công dụng công tắc hành trình trong cửa cuốn
Công dụng công tắc hành trình trong cửa cuốn

Công tắc hành trình được sử dụng để giới hạn và kiểm soát vị trí của cửa cuốn kéo lên – xuống. Khi cửa kéo lên, công tắc kết nối với motor servo sẽ chuyển đổi trạng thái để motor tiếp tục quay cùng chiều. Khi kéo xuống, công tắc hành trình sẽ đảo chiều quay của motor để ngắt nguồn và đóng cửa lại.

Băng tải:

Công tắc được gắn vào băng tải để kiểm soát vị trí và đảm bảo băng tải dừng lại đúng chỗ khi có hàng hóa xếp lên. Khi hàng hóa xếp lên băng tải và tác động lên công tắc hành trình, nó sẽ chuyển đổi trạng thái và ngắt nguồn cho motor và băng tải dừng lại đúng vị trí.

Pa lăng:

Công dụng công tắc hành trình trong palăng
Công dụng công tắc hành trình trong palăng

Công tắc hành trình được sử dụng để kiểm soát vị trí của móc sắt khi pa lăng nâng hoặc hạ đồ vật, hàng hóa. Khi móc sắt đạt đến vị trí cần thiết, công tắc sẽ chuyển đổi trạng thái, đóng mạch điện và dừng hoạt động của motor, ngăn palăng di chuyển.

Xe nâng:

Công tắc hành trình kiểu đòn được sử dụng để điều khiển hệ thống nâng hạ hàng hóa. Công tắc khi tác động lên cần gạt trên xe nâng, sẽ đóng mạch điện và dừng hoạt động của motor nâng hạ.

Cẩu trục:

Công tắc được sử dụng để giám sát và điều khiển hoạt động của cẩu trục. Khi cần tác động lên cẩu trục, công tắc sẽ chuyển đổi trạng thái và điều khiển nâng hạ, di chuyển.

Xem thêm: Cầu Chì Là Gì? Tác Dụng, Cấu Tạo, Nguyên Lý Chi Tiết Nhất

Cách lắp công tắc hành trình đơn giản tại nhà

Cách lắp công tắc hành trình đơn giản tại nhà
Cách lắp công tắc hành trình đơn giản tại nhà

Để lắp đặt công tắc hành trình tại nhà, bạn có thể thực hiện đơn giản theo các bước sau:

Gắn công tắc:

Đầu tiên, bạn cần chọn vị trí lắp công tắc hành trình trên thiết bị hoặc cơ cấu cần kiểm soát và giám sát. Sử dụng máy khoan tay để khoan các lỗ trên giá đỡ theo các góc phù hợp với công tắc và gắn giá đỡ vào thiết bị bằng ốc vít.

Đặt công tắc hành trình lên giá đỡ và dùng một cái tua vít để vặn cố định. Tránh dùng máy khoan để vặn vì có thể làm hỏng các gai và khi hư hỏng, công tắc sẽ khó tháo ra.

Đấu dây:

Đấu dây nguồn vào nguồn điện thông thường. Chân COM của công tắc sẽ được nối với dây nguồn. Các chân còn lại là NO và NC, bạn có thể nối dây đi vào thiết bị cần kiểm soát và giám sát tùy theo nhu cầu. Thông thường, dây dẫn đi vào thiết bị sẽ được nối với chân NO. Nếu muốn điều khiển 2 thiết bị song song, bạn cũng có thể dùng chân NO và NC để bật hoặc tắt các thiết bị khác nhau. Lưu ý: sử dụng ốc vít để cố định các dây nối.

Đảo chiều quay động cơ:

Áp dụng nguyên tắc của mạch thuận – nghịch: Khi nhấn vào công tắc, mạch sẽ liên kết và động cơ sẽ chạy. Khi cánh cửa (hoặc thiết bị) tự đá vào công tắc, nó sẽ tự động dừng hoặc bạn có thể nhấn nút ngưng. Khi kéo lên, công tắc cũng tương tự, khi cánh cửa đạt tới công tắc, nó sẽ tự động ngưng hoặc bạn có thể nhấn nút dừng để dừng.

Lưu ý: Khi tự lắp đặt công tắc hành trình, bạn cần kiểm tra kỹ các đấu nối và mạch điện. Nếu không có kinh nghiệm về điện, nên nhờ sự hỗ trợ của một người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia để thực hiện lắp đặt an toàn.

Nhìn chung, dù là trong quá trình sản xuất công nghiệp hoặc các thiết bị tự động gia đình, công tắc hành trình luôn đóng vai trò quan trọng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn công tắc hành trình là gì cũng như công dụng của nó trong cuộc sống. 

Follow us

Hỗ trợ Trực Tuyến