Hướng dẫn lắp đặt tủ điện công nghiệp cho công trình chuẩn nhất

lắp đặt tủ điện công nghiệp

Lắp đặt tủ điện công nghiệp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là yếu tố quan trọng quyết định mức độ an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Cách lắp đặt tủ điện phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại tủ điện khác nhau.

Công ty TNHH Cơ điện Delta giới thiệu với bạn quy trình và kỹ thuật lắp tủ điện và nghiệm thu theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Các loại tủ điện công nghiệp thường sử dụng

Khác với tủ điện gia đình, tủ điện công nghiệp được sử dụng tại các khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, trung tâm thương mại…. Tủ điện công nghiệp có cấu trúc mạch và kết nối phức tạp cấp điện cho các phụ tải nhỏ hơn.

Hiện nay, các loại tủ điện công nghiệp gồm có: tủ điện điều khiển, tủ điện rmu và tủ điện hạ thế. Mỗi loại tủ điện công nghiệp lại có đặc điểm và chức năng, nhiệm vụ riêng.

lắp đặt tủ điện điều khiển

Tủ điện điều khiển được sử dụng bảo vệ và điều khiển động cơ hoạt động trong nhà máy 

Tủ điện điều khiển

Một số tủ điện điều khiển thông dụng hiện nay như: tủ điện điều khiển xử lý chất thải, tủ điều khiển thang máy, tụ điện điều khiển công tơ….

Các bộ phận chính của tủ điện điều khiển gồm có:

  • Thiết bị đóng ngắt
  • Biến tần
  • Contactor
  • Soft Starter
  • Timer
  • Relay

Tủ điện rmu (tủ trung thế)

Tủ điện rmu

Tủ điện trung thế

Tủ điện rmu là loại tủ điện bảo vệ hệ thống cung cấp điện trung thế tại các khu dân cư, nhà máy, sân bay, cầu cảng…. Tủ điện rmu hay còn có tên gọi khác là tủ trung thế được lắp đặt ngoài trời hoặc trong nhà.

Tủ điện rmu có ưu điểm:

  • Tuổi thọ sử dụng cao >20 năm
  • Kích thước nhỏ gọn, chi phí thấp
  • Vận hành ổn định
  • An toàn
  • Hiệu suất sử dụng cao

Tủ điện hạ thế

các loại tủ điện hạ thế

Tủ điện hạ thế chiếu sáng

Là loại tủ điện dùng nguồn điện 0,4kV có nhiệm vụ điều chỉnh nguồn điện cao thế và trung thế về nguồn điện chuẩn đồng thời bảo vệ hệ thống điện phụ tải an toàn. Tủ điện hạ thế gồm có 3 loại:

  • Tủ điện hạ thế phân phối (đóng và ngắt đảm bảo an toàn hệ thống điện phụ tải)
  • Tủ điện hạ thế điều khiển (kết hợp với tủ điện động lực hoặc độc lập điều khiển thiết bị phụ tải)
  • Tủ điện động lực (kết hợp với tủ điện điều khiển đóng ngắt thiết bị phụ tải công suất lớn)

Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện nên tuân thủ

Lắp đặt tủ điện công nghiệp cần tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện đang được áp dụng hiện nay đó là: TCVN 7994-1:2009.

Lưu ý:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam về lắp đặt tủ điện TCVN 7994-1:2009 có nội dung tương đương với tiêu chuẩn IEC 60439-1: 2004

Tiêu chuẩn lắp tủ điển trên quy định rất rõ: quy định, yêu cầu kỹ thuật và kết cấu, giải thích định nghĩa, phạm vi áp dụng. Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn bạn xem tại đây

Chuẩn bị phụ kiện lắp đặt tủ điện

Lắp tủ điện công nghiệp hoàn thiện không thể thiếu các phụ kiện kèm theo. Bạn có thể tham khảo danh sách các phụ kiện thông dụng lắp tủ điện sau:

STTNhóm phụ kiệnCác loại phụ kiện
1Thiết bị đóng ngắt–            Máy cắt khí

–            Aptomat (khối, nhánh, chống giật)

–            Contactor

–            Rơ le nhiệt

2Thiết bị điều khiển–           Bộ điều khiển

–           Bộ nguồn

–           Bộ phao báo mức

–           Rơ le, cầu chì

–           Màn hình điều khiển và giám sát

–           Đèn báo, nút nhấn

3Thiết bị đo lường–           Công tơ

–           Đồng hồ

–           Bộ chuyển mạnh

–           Hạ thế

4Thiết bị bảo vệ–           Bộ chống sét

–           Bộ quá dòng

–           Bộ bảo vệ thấp áp, mất pha, chạm đất

5Thiết bị khác–           Dây điện

–           Công tắc

–           Bộ tản nhiệt

–           Cầu đấu điều khiển và cầu đấu động lực

–           Thanh cài, đầu cốt, ruột gà, nhãn thiết bị….

 

Hướng dẫn lắp đặt tủ điện công nghiệp qua từng bước

Tham khảo video lắp đặt tủ điện công nghiệp dưới đây:

Quy trình lắp đặt phải thực hiện đúng các bước, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối. Thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp được thực hiện gồm các bước sau đây:

tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện

Bản vẽ thiết kế lắp đặt tủ điện điều khiển

Bước 1: Thiết kế và đọc bản vẽ

Công việc thiết kế và đọc bản vẽ chi tiết sẽ hạn chế tối đa xảy ra tình trạng sai sót. Thời gian thi công lắp đặt tủ điện nhanh hơn. Các nội dung cần lưu ý trên bản vẽ:

  • Thông tin ghi chú
  • Bố trí thiết bị
  • Quy cách của tủ điện
  • Bản vẽ thiết bị, động lực và điều khiển

Bước 2: Chọn loại vỏ tủ điển

  • Chọn loại vỏ tủ điện phù hợp với mục đích sử dụng
  • Gia công vỏ tủ điện: dùng thiết bị CNC tạo lỗ gá lắp thiết bị đồng hồ, cầu dao…
Vỏ tủ điện 300x400x200
Mẫu vỏ tủ điện 300x400x200

Bước 3: Lắp và dán tên thiết bị vào trong vỏ tủ điện

  • Lắp đặt các thiết bị vào bên trong của vỏ tủ điện theo đúng bản vẽ thiết kế
  • Dán nhãn tên lên trên các thiết bị

Bước 4: Lắp thanh cái đồng

phụ kiện lắp đặt tủ điện

Đấu nối thanh cái đồng

Thanh cái đồng được lắp đặt đối với tủ điện có mức át tổng >= 100A. Lắp đặt thanh cái đồng đúng kỹ thuật không ảnh hưởng tới quá trình truyền dẫn điện và thiết bị.

Các bước gia công thanh cái đồng:

  • Cắt phôi đồng có chiều dài và kích thước chuẩn
  • Đục lỗ trên thanh cái đồng
  • Uốn và mạ các thanh cái đồng
  • Sơn epoxy hoặc bọc co nhiệt PVC

Lắp đặt thanh cái đồng vào trong tủ điện:

  • Đầu tiên là lắp thanh cái đồng chính
  • Siết chặt và kiểm tra điểm siết
  • Che thanh cái đồng bằng mica

Bước 5: Đấu nối mạch điều khiển

Tủ điện hoạt động ổn định hay không phụ thuộc vào đầu nối mạch điều khiển. Thao tác cần được thực hiện rứt khoát, chính xác và đúng kỹ thuật.

Bước 6: Kiểm tra

Kiểm tra các hạng mục sau:

  • Kiểm tra đầu nối động lực
  • Kiểm tra đầu nối của điều khiển
  • Kiểm tra nhãn mác tên thiết bị

Bước 7: Vệ sinh và đóng gói

lắp tủ điện công nghiệp

Lắp tủ điện điều khiển hoàn chỉnh

  • Dùng dụng cụ cần thiết vệ sinh sạch sẽ tủ điện sau khi lắp đặt hoàn thiện
  • Đóng gói và vận chuyển giao hàng

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin lắp tủ điện công nghiệp tại đây: https://youtu.be/8MSnnGl4Vas

Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt tủ điện

Tủ điện sau khi được lắp đặt hoàn chỉnh được đơn vị chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu theo tiêu chuẩn quy định. Trong đó, gồm có các bước:

  • Sản phẩm được kiểm soát ở từng công đoạn đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn lao động và hiệu quả sử dụng
  • Đấu tủ và test
  • Sản phẩm tủ điện trước khi xuất xưởng, bộ phận kiểm định của nhà máy kiểm tra tủ điện bảo đảm sản phẩm không bị lỗi
  • Hoàn thành biên bản kiểm tra sản phẩm tủ điện

Đơn giá lắp đặt tủ điện công nghiệp hiện nay

Đơn giá lắp đặt tủ điện phụ thuộc vào từng loại tủ điện, đơn vị thực hiện và một số yếu tố khác. Đơn vị thực hiện tiến hành khảo sát thực tế, tính toán thiết bị và thông số kỹ thuật để đưa ra báo giá chính xác cho khách hàng.

Mỗi đơn vị lại có một báo giá riêng cho từng khách hàng với yêu cầu dịch vụ riêng. Vì vậy bạn hãy liên hệ trực tiếp cho đơn vị lắp đặt tủ điện uy tín để được tư vấn và nhận đơn giá đầy đủ, chi tiết.

Nội dung thông tin lắp đặt tủ điện trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi bạn có nhu cầu lắp tủ điện cần được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tào bài bản. Bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Công ty TNHH Cơ Điện Delta Hà Nội để  được tư vấn cụ thể thêm.

> Xem thêm:

Follow us

Hỗ trợ Trực Tuyến